Giỏ hàng

Không có sản phẩm trong giỏ hàng.

Hỏi chuyên gia

Chúng tôi tôi có một kết nối rất thân thiết với các chuyên gia hàng đầu về Trà tại Việt Nam, gồm tất cả các lĩnh vực Sản Xuất, Thương Mại và Văn Hoá Lịch Sử, nơi tuyệt vời và duy nhất tất cả các vấn đề của chính bạn sẽ được giải đáp từ gốc rễ. Hãy đặt câu hỏi với các chuyên gia.

Mr. TRỊNH QUANG DŨNG

trinh-quang-dung

Sinh năm 1952 tại Hà Nội.

ĐH Tổng Hợp Sofia tại Bulgaria năm 1975
Chuyên ngành Bán dẫn
Viện Hàn lâm khoa học Tiệp Khắc năm 1987
Chuyên ngành pin mặt trời màng mỏng.

Hiện tại đang làm việc tại Viện Vật Lí TP. Hồ Chí Minh, thuộc Viện Công nghệ và khoa học Việt Nam.

ĐÃ XUẤT BẢN

  1. Điện mặt trời tiềm năng và triển vọng, NXB Khoa học Kỹ thuật năm 1992
  2. Điện mặt trời phục vụ phát triển nông thôn, NXB Nông nghiệp, 2000
  3. Điện mặt trời Việt Nam 15 năm phát triển, NXB Khoa học kỹ thuật, 2006
  4. Nghệ thuật giao tiếp (Biên soạn), NXB Long An, 1989
  5. Thư tín thương mại chọn lọc Anh – Hoa – Pháp, NXB Đồng Tháp, 1991
  6. Văn Minh Trà Việt – NXB Phụ Nữ, 2012
  7. Từ năm 1982 đến năm 2012 đã công bố 56 bài báo trên các Tạp chí và Hội nghị Khoa học Thế giới, 42 bài báo trên các tạp chí và Hội nghị khoa học trong nước.

Nhà vật lý – nghiên cứu văn hóa
Tác giả sách “Văn minh Trà Việt”

VỀ VĂN HOÁ

Ms. NGUYỄN THỊ ÁNH HỒNG

nguyen-thi-anh-hong

Người trực tiếp trả lời tư vấn trên chuyên mục là Tổng thư ký Hiệp hội chè Việt Nam, thạc sĩ kinh tế Nguyễn Thị Ánh Hồng. Là một người trẻ, hiểu biết, nhanh nhẹn và có phong cách hiện đại, là một tài năng của Hiệp hội.

Chị Ánh Hồng hiện tại đang là người điều hành trực tiếp các hoạt động của Hiệp hội, đóng vai trò quyết định trong các hoạt động xúc tiến thương mại của hiệp hội trong suốt 5 năm qua. Am hiểu các thị trường chè và có các mối quan hệ quốc tế với Mỹ, Đức, Asutralia, Ai Cập, Trung Quốc, Đài Loan, Thụy Sĩ, Hà Lan, Nga, Nam Phi…

Hiện tại, chị cũng đóng vai trò chính trong việc quảng bá thương hiệu CHEVIET, tổ chức các đoàn thội thảo, tham dự hội chợ quốc tế và các lễ hội trà của Hiệp hội.

Phó chủ tịch – Tổng thư ký
Hiệp hội chè Việt Nam

VỀ THƯƠNG MẠI

Mr. NGUYỄN DUY THỊNH

nguyen-duy-thinh

PHÓ GIÁO SƯ, TIẾN SĨ  NHÀ GIÁO ƯU TÚ NGUYỄN DUY THỊNH

Họ và tên : Nguyễn Duy Thịnh
Sinh ngày : 25.10.1944
Quê quán : An bài, Quỳnh phụ, Thái bình
Chỗ ở hiện nay : Phố Tạ Quang Bửu, Quận Hai Bà Trưng Hà Nội

Năm cấp băng tiến sỹ : 1981
Năm công nhận PGS : 1996 Năm được phong tặng nhà giáo ưu tú 1996
Chuyên ngành : Công nghệ thực phẩm
Chuyên ngành sâu: Công nghệ chè – Cà phê – Ca cao

Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà nội, Số 1 dường Đại Cồ Việt, Hà Nội

Quá trình công tác

  1. 1968 – 1977 : Cán bộ giảng dạy tại trường Đại học Công nghiệp nhẹ Việt trì|
  2. 1978 – 1981 : Đi nghiên cứu sinh tại Liên xô
  3. 1996 – 1997: Thực tập sinh tại Cộng hòa Pháp
  4. 1982 – 2012 : Giảng viên tại Trường ĐHBK Hà nội, chuyên ngành công nghệ thực phẩm

Các nhiệm vụ đã qua:

  1. 1982-1987: Phó trưởng bộ môn Công nghệ Thực phẩm, trường ĐHBK HN
  2. 1987–1992 : Phó trưởng khoa Công nghệ Thực phẩm, trường ĐHBK Hà nội
  3. 1992 – 1996 : Trưởng khoa Công nghệ Thực phẩm, trường ĐHBK HN
  4. 1997 – 2012 : Giảng viên, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, trường ĐHBK Hà nội
  5. 2001 – 2012 : Ủy viên ban chấp hành Hiệp hội chè Việt Nam

Các hướng nghiên cứu nghiên cứu khoa học chủ yếu đã thực hiện:

  1. Nghiên cứu công nghệ chế biến chè, cà phê
  2. Nghiên cứu sử dụng chất phụ gia sử dụng trong các sản phẩm thực phẩm
  3. Nghiên cứu xử lý mội trường nước trong nhà máy thực phẩm
  4. Tiêu chuẩn hoá chất lượng thực phẩm
  5. Nghiên cứu bảo quản và chế biến các sản phẩm thuỷ sản
  6. Nghiên cứu ứng dụng cụng nghệ sinh học trong sản xuất cỏc sản phẩm thực phẩm

Kết quả đào tạo

Đã hướng dẫn thành công 6 luận án tiến sĩ, 25 luận án Thạc sĩ

Sách đã xuất bản: 6 cuốn

  1. Hoá sinh và công nghệ chè (giáo trình) Trường ĐHBK, Hà nội 2001
  2. Công nghệ cà phê (giáo trình) Trường ĐHBK Hà nội, 2001
  3. Các quá trình cơ bản trong sản xuất thực phẩm (giáo trình) NXB, Giáo dục năm 1999, 2000 (nhiều tác giả)
  4. Phụ gia thực phẩm
  5. Bao bì thực phẩm
  6. Marketing thực phẩm

Kết quả nghiên cứu khoa học

Tham gia 3 đề tài cấp Nhà nước (giai đoạn 1985 – 1992) với tư cách ban

chủ nhiệm đề tài và trực tiếp làm chủ nhiệm đề tài nhánh:

  1. Đề tài 006-1985 – SEV “Xây dựng tiêu chuẩn đồng bộ sản phẩm chè” của Hội đồng tương trợ kinh tế – SEV” hoàn thành năm 1987.
  2. Đề tài 006 – 1986 – SEV “Xây dựng tiêu chuẩn đồng bộ sản phẩm cà phê” của Hội đồng Tương trợ kinh tế – SEV” hoàn thành năm 1988.
  3. Đề tài 60D – 09: “Biện pháp đồng bộ nâng cao chất lượng chè đen xuất khẩu “hoàn thành năm 1992.

 Tham gia 2 đề tài cấp Nhà nước (chương trình 2001 – 2005)

  1. Làm chủ nhiệm đề tài nhánh cấp Nhà nước (5 năm 2001 – 2005) KC-06-07-NN-06 “Hoàn thiện công nghệ chế biến chè đen xuất khẩu”.
  2. Tham gia với tư cách nghiên cứu viên của đề tài cấp Nhà nước (5 năm 2001 – 2005) KC 06-15-NN “Sản xuất các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng phục vụ xuất khẩu”.

Tham gia 3 đề tài cấp bộ (chương trình 2005 – 2010)

  1. Ứng dụng cụng nghệ sinh học trong sản xuất cỏc sản phẩm từ rong biển (2006)
  2. Ứng dụng cụng nghệ sinh học trong sản xuất chố lờn men (2010)
  3. Ứng dụng chế phẩm sinh học trong việc xử lý vỏ quả cà phờ (2009 – 2010)

Tham gia các đề tài cấp Bộ và cấp Tỉnh

  1. Đã thực hiện 1 đề tài cấp tỉnh: “Nâng cao chất lượng sản phẩm chè của tỉnh Hà Giang”, hoàn thành năm 1993.
  2. Đã thực hiện 1 đề tài nghiên cứu cấp bộ (thuộc Bộ Thủy sản): “Nghiên cứu sử dụng nguyên liệu trong nước để sản xuất bột bao thủy sản thay thế sản phẩm nhập khẩu” hoàn thành năm 2001.
  3. Đã tham gia đề tài cấp Bộ (Bộ Thuỷ sản) “ Nghiên cứu độc tố của các loài cá nóc tại vùng biển Việt nam” hoàn thành năm 2005
  4. Trực tiếp thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu theo yêu cầu của các nhà máy chè, cà phê, rau quả v.v… dưới dạng các hợp đồng nghiên cứu và chuyển giao côngnghệ.
  5. Số bài báo đã công bố : ngoài nước 3 bài, trong nước 3 bài.

 Chuyển giao công nghệ: cho 10 đơn vị sản xuất kinh doanh về thực phẩm

Khen thưởng (các danh hiệu, huân chương, huy chương)

  1. Danh hiệu nhà giáo ưu tú
  2. Huy chương kháng chiến hạng nhất
  3. Huy chương vì sự nghiệp giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo)
  4. Huy chương vì sự nghiệp khoa học (Bộ KH-CN và MT)
  5. Huy chương vì sự nghiệp nghề cá ( Bộ Thuỷ sản)

Viện công nghệ thực phẩm
Đại học Bách khoa Hà Nội

VỀ SẢN XUẤT