Cách nấu lá trà xanh tươi xem ra không đơn giản, nó “tốn công” hơn bạn pha một ấm trà lá khô, vì trà xanh luôn có nhiều nhựa và có mùi ngai ngái của lá chè tươi mà nếu không biết cách xử lí thì uống khá gắt. Nấu lá trà xanh đúng cách sẽ cho bạn một nước bát nước trà thật mát, thật dịu, không ngái, không chát gắt, không ôi đỏ.
Đi khắp Việt Nam bạn có thể bắt gặp lá trà xanh tươi ở bất cứ đâu. Bản thân mình thường không dùng, nhưng mỗi lần đến vùng trà thì luôn nấu một ấm lá trà xanh tươi thế này, để thưởng thức hết được cái thiên nhiên quý giá từ lá, để chìm vào cái cảm giác của khí lạnh vùng cao, của sương giăng buổi sớm, của những tia nắng tinh khôi rải lên cánh đồng mỗi sớm mai :)
* Bài viết được cập nhật thường xuyên với thông tin từ những đóng góp trong phần bình luận của bạn đọc.
Chuẩn bị gì ?
- Cành trà xanh: thường là phần ngọn đã già, có nhiều lá bánh tẻ (là lá không quá non cũng không quá già). Cành chè xanh thường dài khoảng một gang tay, gồm cả ngọn, lá và thân cành. Các bạn có thể dễ dàng tìm mua được tại các chợ, hoặc siêu thi. Nhớ chọn mua cành lá đẹp, lá không dập nát, không có các đốm cháy, quăn queo của lá bệnh.
- Cây hương vị (tuỳ chọn): có thể là gừng, lá dứa thơm, sả hay bạc hà đều được, tùy vào sở thích và mục đích sử dụng riêng của mỗi người.
- Ấm nấu nước, bình nước.
Cách nấu lá trà xanh tươi 5 bước
Xử lý lá trà xanh trước khi nấu
Trần trà xanh với nước sôi
Nấu trà
Sau 10 phút, rót nước ra bình trà
Để nguội và có thể thưởng thức
Lời khuyên hữu ích
- Nên giữ lại một vài lá trà xanh tươi để trang trí ly trà cho đẹp mắt khi mời bạn bè.
- Cây chè ở mỗi vùng là khác nhau, bạn có thể lặp lại bước trần lá trà nhiều lần để hết mùi ngái của lá trà, lặp lại nhiều lần chứ đừng ngâm lâu hơn.
- Thay vì vò chè trong tay, bạn có thể vò trong túi vải, hoặc băm nhỏ.
- Nấu chè xanh trên bếp sẽ cho nước trà đục màu, nếu bạn muốn nước trà trong, thay vì nấu trà bạn có thể hãm trà trong 2 tiếng, tức là bạn đổ nước sôi vào bình trà sau khi trần, sau đó ủ để giữ nóng trong 2 tiếng mà không nấu.
- Truyền thống thường dùng dành tích để giữ nóng khi hãm trà và cả sau khi hãm nếu muốn dùng trà nóng, bây giờ các bạn có thể dùng bình giữ nhiệt.
- Người Nghệ An cho thêm muối hạt vào bước trần trà (cảm ơn bạn “Vãng” về thông tin này)
- Cách pha lạnh: Hãm chè trong nước nguội khoảng 6 tiếng (để qua đêm) trước khi dùng thay vì nẫu trên bếp 10 phút, nhớ để trong tủ lạnh. (cảm ơn Mos về thông tin này)
Chú ý
- Không cho nhiều loại cây hương vị vào cùng một ấm trà hoặc cho một loại quá nhiều, nó có thể tạo thành các loại mùi vị không mong muốn, vì dù sao chúng ta cũng đang uống trà :) Mình thường uống chè xanh mộc thôi, nhưng hay cho thêm cây hương vị khi mời bạn bè ^__^
- Không nấu trà quá lâu. Không hãm trà sau khi nấu mà rót nước trà ra bình để uống dần, như vậy sẽ giữ được hương vị của trà xanh tốt hơn.
- Nước chè xanh rất giàu chất hữu cơ dễ oxy hoá, nên trữ trà trong tủ lạnh sẽ để dùng được lâu. Nước chè xanh để ngoài môi trường tự nhiên thì không nên dùng khi đã để quá 8 tiếng sau khi pha.
Thông tin thú vị
- Người Việt đã biết cách nấu lá chè tươi từ 3.000 năm trước, khi người Hán, người Nhật còn chưa biết trà là gì.
- Chè xanh con gọi là chè tươi, chè lá… Mình đau đầu khi phải chọn một từ chung nhất để viết bài này :)
- Ở Việt Nam mỗi vùng có cách nấu chè xanh riêng và tên gọi cũng rất lạ: Chè Gay (Nghệ An), Chè Truồi (Huế)…
Uống nước lá trà xanh tươi là cách dùng trà dân gian, rất riêng Việt Nam, chưa có tiêu chuẩn khoa học nào, mỗi cộng đồng, mỗi gia đình lại có những bí quyết riêng, hãy chia sẻ cách của bạn bằng bình luận phía dưới.
@Minh Tú:
Nếu không trụng qua nước sôi thì trà dễ còn mùi ngai ngái của lá tươi và sẽ chát hơn so với trà trụng qua nước sôi trước khi pha thôi bạn.
Mình thấy đun lâu 5-7p thì nước trà của mình bị ngả màu vàng. Còn khi mình chỉ đun sôi 1p bắc ra luôn thì nước xanh đẹp. Vậy 2 màu nước này khác nhau có liên quan đến việc các chất cho nước trà biến đổi đi khác nhau hay ko?
Đúng là trà khi nấu lâu hơn sẽ có màu vàng và đục hơn, do các chất trong trà được thôi ra nhiều hơn. Lá trà tươi chưa qua chế biến, các tế bào ở lá chưa vỡ ra nên nếu bạn ngâm nhanh quá (1 phút như cách bạn làm) thì trà sẽ không tiết ra hết được những dưỡng chất cũng như hương vị của lá trà. Để có màu nước đẹp hơn, mình có gợi ý trong bài viết là sẽ ủ trà khoảng 2 tiếng thay vì đun trực tiếp trên bếp nhé. Chúc bạn nấu được ấm chè tươi ưng ý nhé.
Cho mình hỏi nếu lúc pha trà, mình ko chần qua nước sôi 3 phút mà để luôn thì uống có sao không ạ? Nào giờ mình pha trà theo cách đó không ah.
Anh chị cho em xin công thức nấu trà xanh với đường phèn sao cho nước trong ạ
Cho e hỏi.lá trà xanh và lá chè xanh là một hay sao ạ
Vì quê e gọi là chè,mà e vô sg e thấy ng ta chỉ mua lá trà xanh để xôg mặt cho da đỡ mụn á.
Nên cho e hỏi 2 tên đó là một hay sao ạ
@Nguyệt
Lá trà xanh và chè xanh là một bạn nhé. Cách gọi khác nhau chủ yếu là do ngôn ngữ vùng miền thôi ạ. Thường miền Bắc sẽ gọi là chè, miền Nam thì hay gọi trà.
Mọi người cho em hỏi, sau khi nấu trà, em để nguội một chút rồi đổ nước ra bình thủy tinh. Nếu em cho bình vào tủ lạnh, tầm 18h sau mang ra uống thì lúc này các chất trong trà có còn không ạ?
Em pha thế này:
-Rửa một lượt nước.
-Ngâm nước muối 5 phút.
-Vò lá, ngâm nước sôi 3 phút
-Đun nước đến khi bọt khí nhỏ lăn tăn (gần sôi), vặn bếp nhỏ, cho lá trà vào nấu 10p, cuối cùng tăng lên cho sôi rồi tắt luôn.
-Lấy phần lá cho vào bình thủy tinh, đổ nước lọc mát vào (em thấy bỏ lá đi thì phí, mà đọc thấy cách pha trà lạnh của bạn nào bên trên cũng được, nên làm thử vậy. Nhưng sau vài tiếng thì nước cũng xanh và chát vị trà lắm).
-Phần nước còn lại để nguội một chút rồi cho ra bình thủy tinh. (Không để chung với lá trà). Vậy bước này mình cho trà vào tủ lạnh thì có mất chất không ạ?
Em cảm ơn nhiều ạ! ????
Trà để lâu bị thiu là do chăm sóc đã có bón phân và phun thuốc. Chè hữu cơ tự nhiên vd như chè shan thì k bao giờ thiu được.
Theo cách làm của mình:
Mua 3-5k trà xanh( theo sở thích uống đậm háy nhạt)
Rửa sạch, để ráo, vò dập lá rồi cho vào bình trà gốm bát tràng 2-3 lít (100-150k mua gần ga Sài Gòn)
Đổ nước sôi trần qua 1 lần 20 giây rồi đổ bỏ nước, sau đó đổ nước sôi đầy bình ngập lá, bỏ vài lát rừng nếu thích, đậy nắp ủ 20p là dùng dược,;
Sau khi bình nguội bỏ cả bình vào ngăn mát tủ lạnh dùng cho hết nước. ( Dung trong 2 ngày cũng ko sao)
Lưu ý: theo các nhà thực dưỡng phương đông lá trà non, trà già có công dụng về âm, dương, tính kiềm, acid trong máu khác nhau, đi sâu nhức đầu lắm tốt nhất dùng chung cả lá già và cả lá non luôn, nó tự cân bằng âm dương tự nhiên! Hì
Trái xanh có công dụng lợi tiểu , thanh nhiệt,kích thích Hưng phấn ko nên uống vào buổi tối gây mất ngủ, bụng yếu or tiêu chảy nên cho thêm nhiều rừng vào;
Đại kỵ: ko dùng tra khi ăn với thịt chó gây táo bón nặng và độc cho cơ thể nhé!
Tham khảo thêm sách:
1. Món ăn bài thuốc, quyển 4, trang 60 của DS. Bùi Kim Tùng;
2. Minh triết trong ăn uống của phương đông, trang15,36,79 của Lương y Ngô Đức Vượng
Theo mình. Cái nào củng mặt lợi và hại. Các bạn pha trà xanh và uống đúng cách thì có lợi cho sức khỏe. Trà xanh không những làm đẹp da chống oxy hóa, giảm cân, lợi tiểu, ngừa ung thư… Nhưng bạn pha không đúng cách hoặc uống không đúng thì bạn rước bệnh vào người. Tuy lá trà rất dể pha nhưng chúng ta phải lưu ý: Không hãm trà quá lâu màu nước trà sẽ biến màu, vị trà sẽ đậm và chát. Không hãm trà để qua đêm, tốt nhất nên hãm và uống trong ngày vì trà càng để lâu nó sẽ bị oxy hóa, mất các vitamin… . Không uống trà quá lạnh hoặc quá nóng, nhiệt độ tốt nhất 40-55 độ C, ảnh hưởng không tốt cho hệ tiêu hóa. Không uống trà quá nhiều trong 1 ngày, bình quân nên uống 4-6 tách mổi ngày, nếu bạn uống nhiều hơn sẽ tăng độ hưng phấn gây khó ngủ thậm chí mất ngủ, gây táo bón. Không uống trà lúc đói sẽ gây đau hoặc loét bao tử. Không uống lúc quá no, nên uống sau ăn tầm 30p. Không uống trà chung với thuốc làm mất tác dụng của thuốc… Nói tóm lại không phải cứ hãm trà thật lâu, để qua đêm, hay để tủ lạnh uống dần hoặc muốn uống bao nhiêu tùy thích, uống lúc nào củng được là thói quen xấu, làm vậy không những không tốt cho sức khỏe mà bạn đang góp phần làm hại cơ thể của bạn. Nhưng bạn uống đúng cách nó lại mang lại hiệu quả đáng mong đợi.
Em đang tập uống nước trà xanh mỗi ngày, thay cho nước lọc của 1 buổi uống, v có tốt cho sức khỏe hông ạ, em cũng chỉ nấu loãng mà uống thôi. Em cảm ơn
Thật tuyệt quá! Cảm ơn các anh chị đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý!
@Sen: Mình ngày nào cũng hãm chè xanh , nước rất xanh.
Cách làm: – hái lá bánh tẻ, chọn lá đẹp (kiểm tra cả 2 mặt lá), rửa sạch;
– nấu nước đến khi nghe tiếng nước reo thì bắt đầu vò chè bỏ vào tích vì nếu vò sớm nhựa ra sẽ làm nước đỏ;
– khi nước sôi thì rót vào tích vừa đủ ngấm chè hoặc nhiều hơn một chút rồi hai tay làm động tác xúc lên xuống cho nước thấm đều sau đó rót hết nước xúc đó đi.
– rót nước sôi vào ngập tích chè rồi ủ vào giỏ tích khoảng 1 giờ sau thì uống được.
Chúc bạn thành công.
@Nghĩa: Tủy vào lượng nước trà bạn uống mỗi ngày mà mình nấu nhiều hay ít. Tốt nhất là nên nấu và uống hết mỗi ngày.
Lượng trà thì cũng tùy bạn nấu loãng hay dặc. Bạn có thể mua trà ngoài chợ, mỗi ngày tầm 5 nghìn là đủ nấu rồi :)
Cho e hỏi mỗi lần nấu khoảng bao nhiêu là vừa
@Sen: Bạn tham khảo cách nấu chè xanh của bạn Trần Anh Tuấn thử xem nhé.
@Trần Anh Tuấn:
Rất cảm ơn Tuấn đã chia sẻ kinh nghiệm nấu chè tươi ở quê bạn.
Hy vọng với những chia sẻ như thế này thì những bạn khác sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để nấu cho mình một ấm chè tươi dễ dàng hơn.
Rất thích chè tươi.mình uống chè tươi từ năm 12 tuổi. Năm nay đã 27 tuổi rồi. Song thiếu gì chứ thiếu chè tươi mỗi ngày là ko thể.
Quê mình cũng là nơi vùng quê có thói quen uống chè tươi. Đời trước truyền đời sau.đám xá gì cũng có nước chè tươi.
* quy trình:
Lá chè rửa sạch, cắt đôi
Nước sôi lên, cho lá chè vào, đun sôi thêm từ 10-20phut (tùy lượng chè) rồi đưa xuống ủ (nếu nấu đám cưới/đám ma). Chuẩn bị 1 ca nước nguội, cho vào nước chè. Ủ rơm xung quanh nồi chè.nước chè xanh cả ngày luôn
Lam vai lan roi biet
Em nấu trà xanh sao lúc nào cũng đỏ làm em khổ tâm quá. E cũng lặt lá trà cắt cành nhỏ vò lá trần nước sôi ủ 2 tiếng rồi kết quả đỏ không xanh gì . Bày em với e làm sai chỗ nào ạ. Khách em toàn người lớn tuổi họ thích uống mỗi trà xanh ạ !
Mình rất thích uống chề xanh ngày nào mình cũng Nấu uống
Xin mọi người cho cách làm nước trà xanh sao cho Tốt Nhất cho sức khoẻ chứ đừng bàn đến xấu đẹp gì được không. Cái cần Nhất là Sức Khỏe chứ đẹp làm gì!!!
Xin quý cơ quan cho biết chính xác dùng được bao nhiêu g trà xanh/ngày nhé, xin cảm ơn rất nhiều!
Mọi người cho mình hỏi một chút ah.
ai có công thức nấu chè xanh chuẩn cho mình với: VD 1L nước cần bao nhiêu gam lá chè tươi. Thasks các bạn.
cho mình hỏi tí nha mọi người !
lá chè xanh mình ngắt ra xong cho vào hộp nhựa đậy kín bỏ trong tủ lạnh mà dùng từ từ có được không ,có làm biến đổi chất của lá chè hay sinh khuẩn độc hại gì không
thanks
@đỗ lợi: Không sinh khuẩn độc hại gì, bạn bè mình vẫn làm thế, nhưng để càng lâu, lá sẽ chuyển dần mầu nâu, đó là dấu hiệu oxi hoá, hương vị sẽ biến đổi theo
Chào Dương Phương,
Nếu em thích uống nước lạnh thì nên rót chè xanh vào chai nhựa, bỏ vô ngăn đá cho đông thành đá, em mang đi học thì trà tan ra từ từ, uống vừa lạnh vừa không sợ bị hư.
Còn nếu em thích uống nóng thì rót trà vào bình giữ nhiệt mang theo nhé. Nhưng lưu ý uống trong nửa ngày thôi, nếu thấy trà có mùi lạ thì bỏ luôn chứ đừng uống nhé.
Chị cho em hỏi, nếu em muốn mang nước chè (có vị nhạt thôi ạ, vì em đang tập uống) đi học để uống thì làm như thế nào là tốt nhất ạ? Cảm ơn chị!
Chào bạn Cẩm Tính,
Đúng là mình chưa biết cách nào để nấu trà xanh để lâu mà không bị hư cả :)
Hong có cách nào để trà để lâu mà hog bị hư nhỉ. Vì ngày nào cũng nấu thì mắc công quá. Em hog có time.có ai có cách gì hog .(nấu xog để nguội.bỏ tủ lạnh vẫn hư)
Cho mình hỏi là đun chè trên bếp 10′ có làm mất hay biến chất một số thành phần ko ạ. Xin cảm ơn!
Chào Aimer,
Em hỏi dùng tinh dầu để pha trà mạn có nghĩa là em cho thêm tinh dầu vào trà khi pha đúng không?
Uống trà và pha trộn thêm hương vị là sở thích cá nhân của mỗi người, nhưng với những người thích sự thuần khiết của trà thì họ sẽ không thêm tinh dầu hay gia vị nào khác vào trà để có thể thưởng thức được cái tinh tế nhất của trà.
Nếu em thích có thêm hương thơm cho trà thì vẫn có thể thêm tinh dầu nếu em muốn, nhưng lưu ý là nhớ chọn loại tinh dầu nào có thể dùng trong thực phẩm và không ảnh hưởng đến sức khoẻ nhé.
Một gợi ý khác nếu em thích hương hoa thì có thể ướp thêm hoa tươi cùng với trà mạn khô, ủ lại trong khoảng 1-2 giờ rồi pha. Hoặc có thể cho cả bông hoa tươi vào ấm pha cùng với trà. Chỉ cần lưu ý pha nước có nhiệt độ thấp (khoảng 75-85 đô C) và mở nắp ấm sau mỗi lần pha để không bị nẫu hoa và trà nhé.
Cho e hỏi nếu hãm chè trong ngày uống hết xong lại đun sôi lá chè cũ đó để qua đêm hôm sau uống tiếp thì có hại gì ko ạ?
Thường thì trà không nên để quá lâu sau khi đã nấu hoặc pha, vì dễ sinh ra các chất không có lợi cho sức khỏe. Với lại lá trà sau khi đã nấu rồi mà bạn nấu lại thì sẽ có vị nẫu, hương không còn thơm, mà chỉ có vị chát gằn, không còn ngon. Nên bạn bỏ xác trà đó đi, và mai lại nấu ấm trà mới để thưởng thức nhé.
em muốn hỏi sử dụng tinh dầu để pha trà mạn có được không ạ??/
Uống nước chè xanh để tủ lạnh rất đã, giải nhiệt tốt, nhưng dùng trong ngày thôi, không để qua đêm.
Nước chè xanh để tủy lạnh uống có bị độc không
Chào bạn Tuấn,
Về căn bản thì trà xanh nấu từ lá trà tươi và trà xanh không độ là 2 sản phẩm hoàn toàn khác nhau, từ nguyên liệu cho đến cách chế biến. Mình không rành về thành phần hay công thức làm trà không độ, cái này bạn thử gọi đến bộ phận chăm sóc khách hàng của Tân Hiệp Phát để nhờ họ hỗ trợ xem sao.
Riêng về lá chè tươi, cũng giống như khi bạn nấu rau, hay pha nước hoa quả, để qua thời gian nó sẽ bị ôi thiu do tác động của vi khuẩn, cái này sẽ không tránh được, nên bạn lưu ý không sử dụng trà đã bị ôi thiu để bảo vệ sức khoẻ nhé.
Thân.
xin hỏi nước chè nấu để qua ngày thấy bị ôi thiu, vậy tại sao nước trà xanh ko độ lại ko bị ôi thiu? có phải người ta cho chất bảo quản thực phẩm vào hay không? xin chỉ dùm công thức nấu trà xanh ko độ mà ko bị ôi thiu. cảm ơn nhiều.
Cảm ơn bạn Tạo.
Mình chưa thử cho mía vào trà, sẽ làm thử để xem hương vị thế nào :)
Hãm chè phải đậy kín vung, nắp; còn đỏ nước là các bạn để lá chè ko ngập sâu trong nước nóng đấy!
Hãm chè xanh theo bố tôi vẫn hãm: lá chè bánh tẻ, lá càng nhỏ càng ngon, màu hanh vàng. Rửa sạch, thái nhỏ hoặc vò nát cho vào tích trần một ít nước sôi khoảng 90-95 độ là tốt nhất, sau đó cho vào giành để ủ 10-20 phút là uống được. Chú ý muốn nước chè xanh lâu : nước đun sôi để sau 5 phút còn khoang 90 -95 độ là tốt nhất; đổ nước phải ngập hết chè, không được để hở lá che sẽ bị đỏ nước, rót ra bao nhiêu thì bổ sung nước phích bấy nhiêu, mùa hè thì cho mấy khẩu mía, mùa đông mấy lát gưng là tốt nhất! Chúc các bạn có cốc chè xanh ngon thưởng thức…
Tâm nói đúng, đậy nắp sẽ làm nước bị đục và không xanh, đảm bảo luôn mở nắp trong 20 phút đầu tiên
“Nấu chè xanh trên bếp sẽ cho nước trà đục màu, nếu bạn muốn nước trà trong, thay vì nấu trà bạn có thể hãm trà trong 2 tiếng”
Tác giả cho mình hỏi là khi hãm trà 2 tiếng như vậy thì mình đậy kín nắp bình hay mở nắp vậy, vì hình như nếu hãm 2 tiếng như vậy mà đậy nắp kín quá cũng sẽ làm đục trà phải không ?
Toi thay an chi binh luan canh nau che rat hay, neu co co hoi minh se nau mot vai binh che xanh dung thu xem sao. Rat cam on cac anh chi da chi dan de lam sao co mot bat che that ngon. Minh o tan trong mien nam nen rat it uong che o ngoai bac, co doi lan duoc ra tham ha noi, duoc uong vai bat che mai cho den bay gio minh khong sao quen duoc huong vi do. Nen hom nay duoc doc nhung bi quyet chia se cua cac anh chi minh thay rat cam on.
ỏm chè mà làm mất hay nhạt đi vị chát của chè thì còn gi ngon nữa các bạn, nếu là người dân xứ nghệ thì phải nhớ câu hát “nước chè xanh xứ nghệ càng chát lại càng ngon….”
Uống trà bao nhiêu mỗi ngày được cân nhắc giựa trên thành phần cafein trong trà, các chuyên gia thì nói không nên tiêu thụ quá 300mg mỗi ngày, khoảng 3 cốc trà xanh, cái này lại tuỳ vào lượng lá trà và cách hãm, không chính xác được
Kinh nghiệm của mình:
– Trà rất lành, uống tuỳ thích, nếu cảm thấy khó ngủ, say trà, hãy uống bớt lại
– Nước trà xanh để giải khát, nhưng không dùng thay thế hoàn toàn nước lọc.
cho e hỏi? mỗi ngày uống bao nhiêu là tốt vậy?
Bạn Vãng ơi, việc bỏ muối hạt vào lúc súc chè có tác dụng gì vậy? Nó có làm trà có hương vị khác không? Kiều chưa làm cách này bao giờ nên thắc mắc quá. Nếu được bạn chia sẻ thêm với tụi mình nhé.
Kiều thấy comment của bạn Vãng và Mos có ý rất hay về các cách pha trà (như cho muối khi trần trà, pha chè tươi lạnh, cho thêm lá chanh…), nên xin phép hai bạn cho Kiều trích dẫn các mẹo này để bổ sung vào phần Lời Khuyên ở bài bên trên nhé, có kèm ghi chú tác giả đóng góp :)
Dùng lá chanh và pha lạnh qua đêm khá hay, nhưng chắc phải để trong tủ lạnh
Em hay cho lá chè đã trần để nguội vào 2l nước lạnh, để qua đêm, có thể cho một cành sả đập dập hoặc ít lá chanh để nguyên vào uống chung.
Mình dân gốc xứ Nghệ, mình thích uống Chè Xanh theo phong cách quê mình.
– Chè Xanh ngắt ra từng lá, rửa rạch cho ráo nước. Lá non để riêng, lá xanh dùng tay vò nhuyễn rồi trộn đã vò và không vò với nhau. Trước khi súc Chè cho một ít muối hạt vào rồi dùng nước đun rôi súc Chè một đến hai lần. Để cho Chè được hồi rồi mới cho vài lát gừng thái mỏng và nước sôi vào, tuỳ theo sở thích uống đậm hay nhạt mà cho lượng nước tương ứng. Ủ Chè khoảng 10 phút rồi mới rót ra ly hoặc bát để uống. Nhiều người có sở thích riêng là cho vài giọt Mật Ong vào ly và bát mới uống, nhưng phải là Mật Ong rừng chứ không uông Mật Ong nuôi.
…Bát nước Chè Xanh xứ Nghệ quê choa…!
Cho muối vào lúc súc chè (mà mình gọi là trần trà) không biết có phải để diệt khuẩn như cách chúng ta thường làm khi rửa rau sống không?